23/01/2017
Nhộn nhịp ở khu chợ mua bán tóc
Chợ Dinh thuộc xã Hoa Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Chợ chỉ họp 3 phiên/ 1 tháng vào các ngày 9, 19, 29 âm lịch. Cứ đến ngày này, người dân từ mọi miền về đây tấp nập, háo hức đón phiên chợ.
Đây là phiên chợ lớn của toàn huyện Yên Thành thu hút các con buôn, tiểu thương trong huyện và từ các huyện lân cận về đây buôn bán. Khi mà trời vừa tảng sáng, nhìn xa còn chưa rõ mặt người thì các tiểu thương, hàng xén, hàng rong bắt đầu bày bán đủ mọi thứ hàng. Phiên chợ luôn thu hút mọi thành phần về đây buôn bán.
Thời gian gần đây, người đi chợ Dinh thấy mọc thêm một góc mua bán mới. Hàng hóa của góc buôn bán này là “tóc”, lúc đầu nghe người ta cứ tưởng là nói đùa nhưng thực tế nó âm thầm tồn tại từ lâu. Lạ kỳ hơn nữa là góc buôn bán này kẻ mua người bán không kém phần tấp nập so với các gian hàng khác. Người mua thì dạo khắp chợ săn những người có mái tóc dài, nài nỉ họ bán tóc.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Cảnh tập nập mua bán tóc ở một góc chợ Dinh
Ngay cổng chợ ra vào, chúng tôi thấy một nhóm người tay cầm kéo và một cái túi đứng quan sát người ra vào chợ.
Bà Nguyễn Thị H. (SN 1963), trú ở xã Xuân Thành đưa hoa quả vào chợ bán. Vừa đi qua cổng chợ, nhóm người kia vội chạy theo túm lấy lọn tóc dài đã ngả màu đốm trắng, một người lên tiếng: “Bác ơi, bác bán bộ tóc này cho cháu nhé, già rồi để tóc dài làm gì cho vướng”, bà H. thanh minh: “Tóc tôi bạc nhiều rồi bán làm chi nữa". "Không sao, trắng hay đen chúng cháu đều mua cả, vừa mân mê bộ tóc cô gái mua tóc vừa ra giá: “Mái tóc bác khá dài nhưng thưa và đã đốm bạc, cháu trả bác 200 ngàn nhé”.
Đang lưỡng lự có nên bán hay không thì bà H. đã bị nhóm người này đẩy về phía cuối chợ rồi lia nhát kéo lạnh lùng xén ngang bộ tóc. Chỉ thoáng chốc mái tóc bà H. đã cụt ngủn như đuôi gà, trông rất “xì tin”. Bà H. ngại ngùng lấy tay nắm lọn tóc rồi cầm tờ 200 ngàn đi ra.
Ở một nhóm người săn tóc khác, mọi việc cũng diễn ra rất nhanh chóng. Chị Phan Thị L. người xã Liên Thành, huyện Yên Thành dẫn đứa con gái 16 tuổi đi theo lên tiếng: “Thế như bộ tóc cháu đây được khoảng bao nhiêu tiền”?. Một người chạy lại, sờ sờ, vuốt vuốt, giơ lên, vuốt xuống cho tóc thẳng rồi “phán”: Tóc của cháu dài nhưng thưa, nếu cắt ngang chừng này thì trả cho chị 250 ngàn. Vừa nói cô này vừa chỉ vào chỗ định cắt ngang đó. Được chủ đồng ý, cô ta lia cái kéo thật nhanh, xoẹt, mái tóc được cắt ngắn một cách nhanh chóng.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Một bà cụ đến chợ để bán tóc kiếm tiền mua gạo
Quan sát xung quanh khu vực buôn bán tóc chúng tôi để ý một cô gái chừng 17, hay 18 tuổi gì đó đang đứng ở một góc khuất, ngó ngang rồi ngó dọc như sợ ai trông thấy. Sau cô cũng mạnh dạn đến ngã giá cho mái tóc của mình. Cầm 300 ngàn đổi lấy bộ tóc dài chấm mông, cô gái vội vàng đội chiếc mũ đi một mạch không ngoảnh lại, dường như cô gái kia sợ ai phát hiện ra mình đi bán tóc.
Ngoài những người trực tiếp đến chợ bán thì còn có nhiều người cắt tóc ở nhà đem đến chợ bán. Nhưng những lọn tóc như thế thường bị người mua ép giá vì đã lỡ cắt đi rồi, không bán thì cũng chẳng để làm gì.
Chị N., ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành cầm trong tay lọn tóc của đứa con gái mang xuống chợ bán nhưng không bằng lòng với giá họ trả cho chị. Khi ở nhà chị cứ đinh ninh là được khoảng 100 hay trăm rưỡi ngàn gì đấy, nhưng xuống đây họ chỉ trả có 60 ngàn, chị cũng đành ngậm ngùi bán đi chứ mang về cũng không làm được gì nữa. “Biết mình cắt rồi nên chúng mới ép giá, họ nói nếu mang cả người xuống thì cũng mua cho được hơn 100 ngàn, nhưng mình dại quá nên đành chịu”, chị N. buồn bã nói.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đa số người mua tóc đến từ các huyện lân cận như: Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu… Sau khi nắm được giá cả thu mua của các đại lý, họ mới quyết định giá cả của từng loại tóc. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, họ chỉ nâng bộ tóc lên rồi ra giá, không có cân kéo gì ở đây.
Nỗi niềm người bán tóc
“Không phải người nào cũng muốn bán tóc đâu. Họ vì một lý do nào đấy nên mới bán đi cái góc của mình, ai mà chẳng muốn có mái tóc dài suôn mượt, tất nhiên cũng có người bán đi để đổi mốt mới”, một người đã nói với chúng tôi như vậy.
Con gái chị Nguyễn Thị L. sau khi bị cắt mất bộ tóc dài mượt của mình đã khóc ầm lên, khiến mọi người trong chợ ai cũng chú ý. Hỏi ra mới biết, lúc đầu cháu không chịu cho cắt nhưng khi nghe mẹ nói, bán đi để nộp tiền học phí và mua sách vở thì cháu mới chịu bán. “Nhà nghèo, đến năm học mới rồi mà vẫn chưa có tiền mua sách vở cho con. Nghe mọi người nói tóc của nó bán cũng được mấy trăm ngàn nên tôi mới bảo cháu bán đi lấy tiền mua sách vở. Tiếc thì cũng tiếc thật nhưng đành phải chịu thôi”, chị L tâm sự.
Chúng tôi chú ý cô gái vừa bán tóc xong đã vội đội chiếc mũ cúi mặt đi. Tiếp xúc mới biết, em tên Nguyễn Thị V. quê ở xã Nam Thành. Em cho biết, không phải vì đua đòi hay hám tiền mà bán đi mái tóc của mình.
V., hiện đang là công nhân của một nhà máy dệt ở Đồng Nai về nghỉ phép. Trước khi về quê công ty có yêu cầu những người tóc dài phải cắt ngắn để tránh tai nạn ngoài ý muốn xảy ra khi làm việc tóc bị cuốn vào máy móc. Nhân tiện chuyến nghỉ phép về thăm quê, V. biết ở chợ này có người mua tóc nên xin phép bố mẹ, người yêu cắt tóc bán lấy tiền làm tóc mới. Khi nghe nói vậy gia đình, người yêu phản đối kịch liệt nhưng cuối cùng họ cũng hiểu cho nỗi niềm của V.
“Em và người yêu giận nhau mấy ngày cũng vì chuyện này, anh ấy nhất định không cho cắt. Nhưng rồi anh ấy cũng hiểu và thông cảm cho em, đồng ý cho cắt ngắn bớt, thế là em ra đây bán cho họ đỡ phí đi mái tóc dài công bao năm chăm sóc”, V. cho biết.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Nhiều người đi bán mái tóc của mình vì hoàn cảnh quá khó khăn
Trường hợp của cô bé. Lê Thị Lâm (SN 1999), học sinh lớp 6A, Trường THCS xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để có tiền mua thuốc chữa bệnh ung thư cho mẹ đã bán đi mái tóc dài đen nhánh của mình cũng thật đáng thương.
Tâm cùng một chị gái và em trai sinh ra ở tỉnh Lâm Đồng từ mối tình trắc trở của bố mẹ. Khi gia đình tan vỡ, chị Vân đưa các con về quê nhờ anh em dựng căn lều tranh làm chỗ trú mưa tiếp tục nuôi các con ăn học. Mới đây chị phát hiện mình bị bệnh ung thư, tiền không có để lo thuốc thang, sự giúp đỡ của anh em cũng có giới hạn vì ai cũng đang nghèo.
Thế rồi trong một lần Lâm nghe tiếng rao của người mua tóc. Tiếng rao dội vào tai em, một ý nghĩ vụt lên trong đầu, cô bé vùng dậy vuốt mái tóc dài đen mượt của mình, em quyết định bán mái tóc ấy với giá chỉ 150 ngàn đồng đồng để lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ.
Không phải những người bán tóc không quý, không tiếc mái tóc của mình. Họ mỗi người có một nỗi niềm riêng, vì một hoàn cảnh nào đó họ phải xót xa bán đi cái “vóc con người”Nhộn nhịp ở khu chợ mua bán tóc
Chợ Dinh thuộc xã Hoa Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Chợ chỉ họp 3 phiên/ 1 tháng vào các ngày 9, 19, 29 âm lịch. Cứ đến ngày này, người dân từ mọi miền về đây tấp nập, háo hức đón phiên chợ.
Đây là phiên chợ lớn của toàn huyện Yên Thành thu hút các con buôn, tiểu thương trong huyện và từ các huyện lân cận về đây buôn bán. Khi mà trời vừa tảng sáng, nhìn xa còn chưa rõ mặt người thì các tiểu thương, hàng xén, hàng rong bắt đầu bày bán đủ mọi thứ hàng. Phiên chợ luôn thu hút mọi thành phần về đây buôn bán.
Thời gian gần đây, người đi chợ Dinh thấy mọc thêm một góc mua bán mới. Hàng hóa của góc buôn bán này là “tóc”, lúc đầu nghe người ta cứ tưởng là nói đùa nhưng thực tế nó âm thầm tồn tại từ lâu. Lạ kỳ hơn nữa là góc buôn bán này kẻ mua người bán không kém phần tấp nập so với các gian hàng khác. Người mua thì dạo khắp chợ săn những người có mái tóc dài, nài nỉ họ bán tóc.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Cảnh tập nập mua bán tóc ở một góc chợ Dinh
Ngay cổng chợ ra vào, chúng tôi thấy một nhóm người tay cầm kéo và một cái túi đứng quan sát người ra vào chợ.
Bà Nguyễn Thị H. (SN 1963), trú ở xã Xuân Thành đưa hoa quả vào chợ bán. Vừa đi qua cổng chợ, nhóm người kia vội chạy theo túm lấy lọn tóc dài đã ngả màu đốm trắng, một người lên tiếng: “Bác ơi, bác bán bộ tóc này cho cháu nhé, già rồi để tóc dài làm gì cho vướng”, bà H. thanh minh: “Tóc tôi bạc nhiều rồi bán làm chi nữa". "Không sao, trắng hay đen chúng cháu đều mua cả, vừa mân mê bộ tóc cô gái mua tóc vừa ra giá: “Mái tóc bác khá dài nhưng thưa và đã đốm bạc, cháu trả bác 200 ngàn nhé”.
Đang lưỡng lự có nên bán hay không thì bà H. đã bị nhóm người này đẩy về phía cuối chợ rồi lia nhát kéo lạnh lùng xén ngang bộ tóc. Chỉ thoáng chốc mái tóc bà H. đã cụt ngủn như đuôi gà, trông rất “xì tin”. Bà H. ngại ngùng lấy tay nắm lọn tóc rồi cầm tờ 200 ngàn đi ra.
Ở một nhóm người săn tóc khác, mọi việc cũng diễn ra rất nhanh chóng. Chị Phan Thị L. người xã Liên Thành, huyện Yên Thành dẫn đứa con gái 16 tuổi đi theo lên tiếng: “Thế như bộ tóc cháu đây được khoảng bao nhiêu tiền”?. Một người chạy lại, sờ sờ, vuốt vuốt, giơ lên, vuốt xuống cho tóc thẳng rồi “phán”: Tóc của cháu dài nhưng thưa, nếu cắt ngang chừng này thì trả cho chị 250 ngàn. Vừa nói cô này vừa chỉ vào chỗ định cắt ngang đó. Được chủ đồng ý, cô ta lia cái kéo thật nhanh, xoẹt, mái tóc được cắt ngắn một cách nhanh chóng.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Một bà cụ đến chợ để bán tóc kiếm tiền mua gạo
Quan sát xung quanh khu vực buôn bán tóc chúng tôi để ý một cô gái chừng 17, hay 18 tuổi gì đó đang đứng ở một góc khuất, ngó ngang rồi ngó dọc như sợ ai trông thấy. Sau cô cũng mạnh dạn đến ngã giá cho mái tóc của mình. Cầm 300 ngàn đổi lấy bộ tóc dài chấm mông, cô gái vội vàng đội chiếc mũ đi một mạch không ngoảnh lại, dường như cô gái kia sợ ai phát hiện ra mình đi bán tóc.
Ngoài những người trực tiếp đến chợ bán thì còn có nhiều người cắt tóc ở nhà đem đến chợ bán. Nhưng những lọn tóc như thế thường bị người mua ép giá vì đã lỡ cắt đi rồi, không bán thì cũng chẳng để làm gì.
Chị N., ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành cầm trong tay lọn tóc của đứa con gái mang xuống chợ bán nhưng không bằng lòng với giá họ trả cho chị. Khi ở nhà chị cứ đinh ninh là được khoảng 100 hay trăm rưỡi ngàn gì đấy, nhưng xuống đây họ chỉ trả có 60 ngàn, chị cũng đành ngậm ngùi bán đi chứ mang về cũng không làm được gì nữa. “Biết mình cắt rồi nên chúng mới ép giá, họ nói nếu mang cả người xuống thì cũng mua cho được hơn 100 ngàn, nhưng mình dại quá nên đành chịu”, chị N. buồn bã nói.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đa số người mua tóc đến từ các huyện lân cận như: Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu… Sau khi nắm được giá cả thu mua của các đại lý, họ mới quyết định giá cả của từng loại tóc. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, họ chỉ nâng bộ tóc lên rồi ra giá, không có cân kéo gì ở đây.
Nỗi niềm người bán tóc
“Không phải người nào cũng muốn bán tóc đâu. Họ vì một lý do nào đấy nên mới bán đi cái góc của mình, ai mà chẳng muốn có mái tóc dài suôn mượt, tất nhiên cũng có người bán đi để đổi mốt mới”, một người đã nói với chúng tôi như vậy.
Con gái chị Nguyễn Thị L. sau khi bị cắt mất bộ tóc dài mượt của mình đã khóc ầm lên, khiến mọi người trong chợ ai cũng chú ý. Hỏi ra mới biết, lúc đầu cháu không chịu cho cắt nhưng khi nghe mẹ nói, bán đi để nộp tiền học phí và mua sách vở thì cháu mới chịu bán. “Nhà nghèo, đến năm học mới rồi mà vẫn chưa có tiền mua sách vở cho con. Nghe mọi người nói tóc của nó bán cũng được mấy trăm ngàn nên tôi mới bảo cháu bán đi lấy tiền mua sách vở. Tiếc thì cũng tiếc thật nhưng đành phải chịu thôi”, chị L tâm sự.
Chúng tôi chú ý cô gái vừa bán tóc xong đã vội đội chiếc mũ cúi mặt đi. Tiếp xúc mới biết, em tên Nguyễn Thị V. quê ở xã Nam Thành. Em cho biết, không phải vì đua đòi hay hám tiền mà bán đi mái tóc của mình.
V., hiện đang là công nhân của một nhà máy dệt ở Đồng Nai về nghỉ phép. Trước khi về quê công ty có yêu cầu những người tóc dài phải cắt ngắn để tránh tai nạn ngoài ý muốn xảy ra khi làm việc tóc bị cuốn vào máy móc. Nhân tiện chuyến nghỉ phép về thăm quê, V. biết ở chợ này có người mua tóc nên xin phép bố mẹ, người yêu cắt tóc bán lấy tiền làm tóc mới. Khi nghe nói vậy gia đình, người yêu phản đối kịch liệt nhưng cuối cùng họ cũng hiểu cho nỗi niềm của V.
“Em và người yêu giận nhau mấy ngày cũng vì chuyện này, anh ấy nhất định không cho cắt. Nhưng rồi anh ấy cũng hiểu và thông cảm cho em, đồng ý cho cắt ngắn bớt, thế là em ra đây bán cho họ đỡ phí đi mái tóc dài công bao năm chăm sóc”, V. cho biết.
Lạ lẫm phiên chợ 'túm tóc, cắt trụi'
Nhiều người đi bán mái tóc của mình vì hoàn cảnh quá khó khăn
Trường hợp của cô bé. Lê Thị Lâm (SN 1999), học sinh lớp 6A, Trường THCS xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để có tiền mua thuốc chữa bệnh ung thư cho mẹ đã bán đi mái tóc dài đen nhánh của mình cũng thật đáng thương.
Tâm cùng một chị gái và em trai sinh ra ở tỉnh Lâm Đồng từ mối tình trắc trở của bố mẹ. Khi gia đình tan vỡ, chị Vân đưa các con về quê nhờ anh em dựng căn lều tranh làm chỗ trú mưa tiếp tục nuôi các con ăn học. Mới đây chị phát hiện mình bị bệnh ung thư, tiền không có để lo thuốc thang, sự giúp đỡ của anh em cũng có giới hạn vì ai cũng đang nghèo.
Thế rồi trong một lần Lâm nghe tiếng rao của người mua tóc. Tiếng rao dội vào tai em, một ý nghĩ vụt lên trong đầu, cô bé vùng dậy vuốt mái tóc dài đen mượt của mình, em quyết định bán mái tóc ấy với giá chỉ 150 ngàn đồng đồng để lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ.
Không phải những người bán tóc không quý, không tiếc mái tóc của mình. Họ mỗi người có một nỗi niềm riêng, vì một hoàn cảnh nào đó họ phải xót xa bán đi cái “vóc con người”
0 nhận xét