23/01/2017
2 nhận xét
Mực nước lên nhanh cùng với xuất hiện mưa lớn đã gây ngập úng hàng ngàn hécta lúa vụ đông xuân ở các huyện Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn… Nhiều người dân đã phải bỏ ra chi phí khá lớn để bơm nước từ ruộng ra ngoài. Một người dân ở huyện Tri Tôn cho biết do nước lên quá nhanh nên hầu như dân ở đây không kịp thời tháo nước cũng như tìm các biện pháp để giữ lúa, thiệt hại ở vụ này tính ra là không hề nhỏ.
Do diễn biến khá phức tạp của tình hình lũ, ngành chức năng các huyện đầu nguồn đang tích cực triển khai các biện pháp có thể để phòng, chống những thiệt hại do lũ gây ra. Theo Phòng NN&PTNT huyện An Phú, ngành đã huy động nhiều lực lượng túc trực ở các điểm xung yếu để kịp thời xử lý những tình huống xấu xảy ra. Trong đó, huy động lực lượng gia cố lại các đê bao để bảo vệ lúa; huy động lực lượng lập các chốt ứng phó cứu hộ, cứu nạn đối với người dân.
Tại Đồng Tháp, lũ cũng đã làm hư hại một số đê bao ở thị xã Hồng Ngự gây ngập hàng trăm hécta lúa của người dân, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nhiều diện tích lúa ở các địa phương khác của Đồng Tháp như Tân Hồng, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông… cũng đang bị đe dọa.
Hiện ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các huyện tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản, vụ mùa của người dân, đặc biệt bằng mọi cách tránh gây thiệt hại về người.
Bảo đảm an toàn cho học sinh
Lũ về không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng rất lớn đến ngành giáo dục ở các huyện đầu nguồn sông Cửu Long. Trong đó, việc đi lại của các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê của ngành giáo dục tỉnh An Giang, hiện có hơn 1.000 học sinh đang học tập ở vùng lũ thuộc địa phận huyện An Phú, thị xã Tân Châu. Hiện nay nhiều tuyến đường đến trường học đều bị ngập nên hầu hết các em học sinh không thể đi bộ đến trường. Do đó, chính quyền địa phương vận động người dân tạm thời dùng xuồng, ghe để đưa rước con em minh đi học.
Trong cuộc họp mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang đã có chỉ đạo khẩn các ngành chức năng, các địa phương phải đảm bảo việc an toàn cho các em học sinh. Tạo mọi điều kiện tốt nhất về việc đi lại, dụng cụ học tập để các em được đến trường.
Tại Đồng Tháp, do nhiều nơi ngập sâu như ở huyện Thanh Bình, Tam Nông, thị xã Hồng Ngự… nên học sinh đi học cũng gặp nhiều khó khăn. Theo chính quyền địa phương các huyện, thị này cho biết, hiện nay nhiều chủ đò đã chủ động đưa rước các em học sinh và giáo viên miễn phí, góp phần đảm bảo công tác giáo dục luôn được thông suốt.
Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, đến cuối tháng 9, lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng vượt mức báo động 3. Ngoài ra, vùng hạ lưu các sông ở khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện triều cường mức cao. Nhận định của ngành chức năng tỉnh An Giang, Đồng Tháp cho hay, tình hình mưa lũ sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Chính vì thế các địa phương và người dân phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống để bảo vệ người và tài sản cũng như sẵn sàng ứng phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra.
Huỳnh Hải
Finally, nurses have the opportunity to educate their patients regarding the potential effectiveness of various interventions in order to assist patients in making decisions about the use of pharmacologic or nonpharmacologic approaches buy cialis online forum
18/11/2022