23/01/2017
Một nguyên nhân nữa là hệ thống tài chính BĐS chưa được hoàn thiện, kể cả đầu tư, vốn đầu tư BĐS khó khăn. Song song đó, hiện tượng đầu cơ, găm hàng theo tâm lý đám đông đã tác động lớn đến thị trường, đẩy thị trường hoạt động không ổn định và méo mó. Còn các vi phạm trong kinh doanh BĐS lại diễn ra phổ biến, đặc biệt tiến độ dự án chậm, huy động vốn giữa chủ dự án với khách hàng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến thị trường.
Cũng theo khảo sát của Bộ Xây dựng, từ năm 2009 - 2010, giá BĐS tăng mạnh, đặc biệt là chung cư giá tăng 40 - 50% so với các phân khúc khác, do cung không “theo kịp” cầu. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, các phân khúc nhà chung cư, đất nền… tuy trầm lắng, giảm giá đáng kể, song vẫn cao hơn năm 2010.
Để xóa những vệt đen làm méo mó thị trường, 5 giải pháp chủ đạo được bộ này đề xuất là điều chỉnh cơ chế chính sách về đất đai, vốn, chính sách thuế để vận động doanh nghiệp xây dựng nhà ở giá thấp và nhà cho thuê; cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng dự án; chống đầu cơ, kiểm soát dòng vốn; điều chỉnh cơ cấu dự án nhà ở phù hợp, tiết kiệm đất và tiền khi triển khai dự án, đồng thời thanh kiểm tra các dự án BĐS thực hiện thường xuyên, để ngăn chặn sai phạm.
Riêng triển vọng của thị trường BĐS, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, thị trường BĐS sẽ ấm lên, thậm chí sôi động vào giữa quý II/2012 khi lạm phát giảm, Ngân hàng Nhà nước “xả van” tín dụng.
Theo Văn Trường
Đất Việt
0 nhận xét